Vài năm trở lại đây, cụm từ “thời trang
tối giản” được nhắc đến khá nhiều và đã trở thành một xu hướng.
Có thể bạn sẽ nghĩ: Ồ, lại một phong cách thời trang mới được khai
sinh!. Thế nhưng thực ra thời trang tối giản không hề mới, nó đã ra
đời từ rất lâu rồi.
Phong cách tối giản
(Minimalism) xuất phát ở phương Tây từ sau thế chiến thứ hai, vào khoảng những
năm 1950, xuất phát một phần từ nhu cầu của lịch sử và thời đại.
Sau đó nó phát triển mạnh mẽ trong thập niên 70, 80 của thế kỷ 20.
Tuy nhiên nói vậy không
có nghĩa là trước thời điển này thì người ta chưa từng biết đến sự
tối giản trong thời trang. Một nhân vật điển hình mà chúng ta có thể
nhắc tới mỗi khi nghĩ đến sự thoải mái, tiện dụng nhưng vẫn vô cùng
thanh lịch chính là Coco Chanel. Và đó là những năm 1920.
Phong cách tối giản có ảnh
hưởng rộng lớn ở khắp các bộ môn nghệ thuật, các ngành thiết kế, sáng tạo.
Phong cách tối giản có mặt trong hội hoạ, âm nhạc, nhiếp ảnh, đồ hoạ, tạo dáng
công nghiệp…và tất nhiên là cả thời trang.
Hai nhà thiết kế người
Pháp André Courrèges and Pierre Cardin là một trong những nhà thiết kế
đầu tiên khiến cho suy nghĩ về mốt trang phục thay đổi trong những năm
1960.
Một mẫu thiết kế của Pierre Cardin.
Phong cách tối giản đã
trở thành phương thức biểu hiện cho rất nhiều nhà thiết kế nổi tiếng như: Coco
Chanel, Rei Kawakubo, Hussein Chalayan , Calvin Klein, Jil Sander, Raf Simons,
Helmut Lang, Donna Karan.
Cũng không ngạc nhiên gì khi một thế hệ các nhà thiết kế nữ có phong cách vô cùng hiện đại như Stella McCartney (Giám đốc sáng tạo (GĐST) Stella McCartney), Phoebe Philo (GĐST Celine), Hannah McGibbon (GĐST Chloé) và cả Victoria Beckham (GĐST Victoria Beckham) luôn là những người tiên phong trong trào lưu này.
Cũng không ngạc nhiên gì khi một thế hệ các nhà thiết kế nữ có phong cách vô cùng hiện đại như Stella McCartney (Giám đốc sáng tạo (GĐST) Stella McCartney), Phoebe Philo (GĐST Celine), Hannah McGibbon (GĐST Chloé) và cả Victoria Beckham (GĐST Victoria Beckham) luôn là những người tiên phong trong trào lưu này.
Khi đã chán với những gì phức
tạp, tự khắc người ta sẽ tìm về cái tinh tế trong hình thức đơn giản nhất của
cái đẹp: tối giản hóa – minimalism.
Theo định nghĩa, phong cách tối giản là
sự đơn giản hóa trong thiết kế, có thể ở đường nét, đến kiểu dáng hay các chi
tiết trang trí. Các trang phục tối giản thường không lòe loẹt về màu sắc mà
thiên về hướng sử dụng ít màu hoặc nhiều sắc thái màu trong cùng một tông màu
xuyên suốt. Điều này nhằm xóa bỏ sự rườm rà, bứt phá hướng đến vẻ đẹp thanh lịch,
thuần khiết.
Với nhà thiết
kế Betty Jackson, cái hồn của một trang phục không nằm ở vẻ hào nhoáng bề
ngoài. Hình ảnh Audrey Hepburn trong bộ phim “Breakfast at Tiffany’s” (1961) với
chiếc đầm đen cổ điển Givenchy đã trở thành hình mẫu kinh điển cho các
thiếu mữ thanh lịch.
Vậy
cần phải nhớ điều gì khi muốn áp dụng phong cách thời trang này?
Ludwig Mies van der Rohe có một câu nói nổi tiếng: “Ít
hơn là nhiều hơn” (Less is more). Càng nhiều chi tiết, sự tinh tế của bộ trang
phục theo phong cách tối giản càng bị giảm bớt, thậm chí là “mất chất” hoàn
toàn. Sự đơn giản thể hiện rõ nhất ở cách phối màu và phụ kiện.
Người phụ nữ huyền thoại Coco Chanel luôn khuyên
rằng, trước khi bước chân ra khỏi nhà, nên soi mình vào gương, và bỏ một món
gì đó ở lại. Các cô nàng thường mắc lỗi sử dụng quá nhiều phụ kiện rườm rà khiến
vẻ ngoài của mình trở nên cầu kỳ và kém thanh lịch.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải
vứt bỏ hết những món đồ phụ kiện yêu thích của mình. Thay vì cố
mang thật nhiều lên người, bạn có thể chọn một hai món đồ thật sự
độc đáo và biến nó thành điểm nhấn cho bộ trang phục.
Mấu chốt
ở đây là hãy để trang phục tôn vinh vóc dáng của bạn, chứ không phải chết
chìm trong những bộ đồ diêm dúa, cầu kỳ, tự biến mình thành một
chiếc mắc treo quần áo di động (LOL :D).
Giờ thì cùng tham
khảo một số cách phối đồ hàng ngày để biến sự đơn giản thành sức hút của
cá nhân mình nhé.
Và cuối cùng: “Sự thanh lịch toát lên từ sự thanh thoát và
uyển chuyển của đường nét hơn là việc sử dụng các họa tiết trang trí và khâu
đính kim sa” – Coco Chanel.
Kat. P
http://kattygalblog.blogspot.com/2015/05/5-ly-do-ai-cung-can-co-mot-chiec-balo.html
ReplyDelete